Sunday, November 6, 2016

Phòng chống Sốt Zika Muỗi Aedes

Vào ngày 1 tháng 2 năm 2016, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ban bố tình trạng Khẩn cấp Y tế Công cộng Quốc tế về virus Zika, sau khi tham khảo ý kiến từ các chuyên gia hàng đầu về dịch tễ học, y tế công cộngbệnh truyền nhiễm từ khắp thế giới tại một cuộc họp của Ủy ban khẩn cấp y tế quốc tế thuộc WHO. Virus Zika đã lây hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 57 quốc gia và vùng lãnh thổ tiếp tục có sự lây truyền của virus Zika do muỗi truyền, khiến nguy cơ xảy ra dịch là rất lớn. Tổ chức này cảnh báo dịch Zika có thể diễn biến tồi tệ hơn trước khi được kiểm soát và khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp chống muỗi và tránh bị muỗi đốt


Bởi Muhammad Mahdi Karim


Bởi CDC/ Cynthia Goldsmith

Virus Zika xác định qua phát hiện bộ gen bằng PCR. Đến nay bệnh do Zika gây nên chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh vì vậy diệt vec tơ truyền bệnh với sự tham gia tích cực của cộng đồng là biện pháp hiệu quả nhất trong phòng chống bệnh.

Đợt nhiễm virua zika được gọi là sốt Zika, thường không có hoặc chỉ có triệu chứng nhẹ, tương tự như dạng rất nhẹ của bệnh sốt xuất huyết. Zika có thể lây từ bà mẹ qua thai nhi. Điều này có thể dẫn đến tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh và các biến chứng não nghiêm trọng khác. Người lớn có thể nhiễm Zika, hiếm khi dẫn đến hội chứng Guillain Barre - hội chứng tổn thương thần kinh có thể gây liệt

Muỗi Aedes

Lây lan vi rút Zika ở Châu Mỹ vào tháng Giêng 2016

Muỗi Aedes aegypti , vector truyền virus Zika.

Virus lây truyền cho người qua vec tơ trung gian là muỗi cái Aedes aegypti, dân gian gọi là muỗi vằn. Muỗi này rất thích đốt người, hút máu ban ngày cao điểm vào sáng sớm và chiều tối. Ngoài ra cũng có một số dòng muỗi cùng chi với Aedes aegypti Aedes như A. africanus , A. apicoargenteus, A. furcifer, A. hensilli, A. luteocephalusA. vitattus cũng có thể lan truyền virus. Sau khi hút máu người hay động vật có chứa virus Zika, thời gian cần thiết để cho virus phát triển trong muỗi là khoảng 10 ngày, sau đó muỗi có khả năng truyền virus cho người hoặc động vật khác khi hút máu và có thể truyền bệnh suốt đời. Một cá thể muỗi nhiễm virus Zika có thể truyền virus cho các thế hệ muỗi con cháu. Ổ chứa tự nhiên của virus Zika là các loài linh trưởng và một số loài gặm nhấm
Theo nguồn https://vi.wikipedia.org

Những bà mẹ đang mang thai cần lưu ý


Không phải mẹ bầu nào nhiễm virus Zika đều gây dị tật đầu nhỏ cho con

Dị tật này làm trẻ sơ sinh có chu vi đầu nhỏ hơn bình thường và có thể xuất hiện cùng các triệu chứng khác như co giật, chậm phát triển hoặc khó ăn uống.

Những triệu chứng này khác nhau về mức độ nghiêm trọng và có thể đe dọa tử vong. Để đánh giá trẻ có mắc tật đầu nhỏ hay không, cần tiến hành đo chu vi đầu của bé khi sinh và 24 giờ sau sinh. Hiện không có cách điều trị tật đầu nhỏ ngoài việc kiểm tra và giám sát liên tục để kích thích khả năng của trẻ.

Cách chăm sóc thai phụ sống trong vùng dịch có virus Zika

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhận định, người dân không nên quá hoang mang, kể cả đối với phụ nữ mang thai vì không phải trường hợp nào nhiễm virus Zika cũng gây nên tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh.

Đồng thời, Thứ trưởng Long cũng cho biết, với các bà mẹ mang thai trong 3 tháng đầu sống trong vùng dịch (bán kính 200m so với điểm khởi dịch), nếu có các biểu hiện như sổ mũi, sốt, phát ban, có triệu chứng viêm kết mạc thì lập tức đến cơ sở y tế để được theo dõi. Nếu phát hiện dương tính với virus Zika nên siêu âm 2 tuần/ lần, bên cạnh việc siêu âm thai kỳ bình thường.

Cũng liên quan đến vấn đề này TS Trần Danh Cường- Phó GĐ Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết, trong trường hợp phụ nữ mang thai dương tính với virus Zika, không có chỉ định bắt buộc họ bỏ thai vì hệ thống y tế hoàn toàn có thể giám sát được.

Thai phụ được tiếp tục siêu âm theo dõi để khi nào khẳng định chắc chắn thai nhi mắc hội chứng đầu bé thì mới có kế hoạch xử trí.

“Khi đã khẳng định thai nhi mắc hội chứng đầu nhỏ do bất kỳ nguyên nhân gì thì đều được khuyến cáo là nên dừng thai nghén.

Việc ngừng thai nghén tùy thuộc theo tuổi thai, nếu phát hiện trước 22 tuần thai thì việc quyết định ngừng thai nghén rất dễ, nhưng nếu muộn hơn 22 tuần thì việc ngừng là khó khăn”, PGS.TS Trần Danh Cường cho biết.

Ông Trần Đắc Nhu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng cũng khuyến cáo: Virus Zika không lây qua đường hô hấp mà lây qua muỗi vằn truyền bệnh và quan hệ tình dục.

Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu cần tránh đi đến những nước có dịch; có biện pháp phòng ngừa bảo vệ mình không để muỗi vằn đốt; Khi có triệu chứng sốt nhẹ cần đến ngay cơ sở y tế, trung tâm chăm sóc sức khỏa sinh sản bà mẹ trẻ em để tầm soát, theo dõi chặt…Việc kiểm tra xét nghiệm virus Zika là miễn phí.

Nguồn http://suckhoevang360.vn

No comments:

Post a Comment